Metformin Stella 500mg 3 vỉ x 10 viên – Điều trị tiểu đường

Thương hiệu: Stellapharm
Đánh giá
Tình trạng: Còn hàng
  1. Metformin Stella 500mg điều trị đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (typ II): Ðơn trị khi không thể điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc kết hợp Sulfonylurê khi chế độ ăn và Metformin hoặc Sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát Glucose huyết một cách đầy đủ.
Liên hệ
Mô tả

Thông tin sản phẩm 

  • Quy cách: 3 vỉ x 10 viên
  • Thương hiệu: Stellapharm
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Sản xuất: Việt Nam

Thành phần

  • Metformin Hydrochloride 500mg.

Công dụng (Chỉ định)

Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (typ II):

  • Ðơn trị khi không thể điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc kết hợp Sulfonylurê khi chế độ ăn và Metformin hoặc Sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát Glucose huyết một cách đầy đủ. 

Liều dùng

  • Bệnh nhân đang không dùng Metformin: Khởi đầu 500 mg x 1 lần/ngày, nếu không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần tăng liều, có thể thêm 500 mg sau mỗi  1 – 2 tuần, tối đa 2000 mg/ngày.
  • Người lớn: Khởi đầu 1 viên 500 mg x 2 lần/ngày (vào bữa ăn sáng và tối); tăng thêm 1 viên 500 mg mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới tối đa 5 viên/ngày.
  • Trẻ em ≥ 10 tuổi và thanh thiếu niên: Khởi đầu 1 viên x 1 lần/ngày, sau 10 – 15 ngày, chỉnh liều dựa trên glucose huyết, tối đa 2 g/ngày, chia 2 – 3 liều.
  • Người cao tuổi: Không nên điều trị tới liều tối đa.
  • Suy thận: Không khuyến cáo khởi đầu điều trị (nếu eGFR = 30 – 45 ml/phút/1,73 m2), đánh giá nguy cơ/lợi ích khi tiếp tục điều trị (nếu eGFR < 45 ml/phút/1,73 m2), ngừng sử dụng (nếu eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2)
  • Biểu hiện rõ bệnh gan: Tránh dùng metformin.
  • Ngừng sử dụng metformin trước hoặc tại thời điểm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang iod: ở bệnh nhân có eGFR = 30 – 60 ml/phút/1,73 m2; bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, nghiện rượu hoặc suy tim; bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod đường động mạch. Đánh giá eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định.

Cách dùng:

  • Metformin được dùng bằng đường uống cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Tiền sử quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương phải điều trị bằng Insulin.
  • Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận (ClCr ≥ 1,5 mg/dl ở nam, hoặc ≥ 1,4 mg/dl ở nữ) hoặc có thể do bệnh lý khác.
  • Suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73 m2).
  • Toan chuyển hóa bao gồm nhiễm toan Ceton do tiểu đường.
  • Bệnh gan/tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm Oxygen huyết.
  • Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh phổi thiếu Oxygen mạn tính.
  • Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.
  • Mất bù chuyển hóa cấp.
  • Phụ nữ có thai.
  • Ngừng tạm thời Metformin cho người bệnh chụp X-quang có tiêm chất cản quang có iod.
  • Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

  • Thường gặp: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng; ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng; giảm nồng độ vitamin B12

Tương tác với các thuốc khác

  • Sự tương tác đáng chú ý duy nhất là sự tương tác giữa Metformin và rượu dùng ở liều lượng lớn làm tăng nguy cơ nhiễm toan Acid Lactic.
  • Ngoài ra, nhằm phòng ngừa tai biến hạ đường huyết, phải ghi nhớ tăng dần liều Metformin cũng như Sulfonylurea ở bệnh nhân được điều trị kết hợp.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Nguy cơ nhiễm Acid Lactic (tăng theo mức độ suy thận, tuổi, uống rượu).
  • Tạm ngừng dùng Metformin khi tiến hành các phẫu thuật/thủ thuật.
  • Các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp Insulin với chế độ ăn.
  • Ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.
  • Lái xe hay vận hành máy móc (nếu phối hợp thuốc trị đái tháo đường khác).
Giới thiệu

Xin mời nhập nội dung tại đây

Đánh giá sản phẩm
Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0816171081
zalo
Nhà Thuốc An Bình